Sơn Epoxy hệ lăn là một trong những loại sơn mang thương hiệu Epoxy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng có thể dễ dàng mua loại sơn này ở bất kỳ cửa hàng vật liệu xây dựng nào…
Sơn Epoxy hệ lăn là gì?
Sơn epoxy là sơn epoxy 2 thành phần gồm chất đóng rắn và phần sơn epoxy và được thi công bằng phương pháp lăn Roller. Hai phần này được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạọ thành lớp màng sơn có độ bám cao, chống mài mòn, độ bền vượt trội.
Sơn epoxy hệ lăn là sơn epoxy hai thành phần được thi công bằng cách lăn trên bề mặt tạo nên lớp màng sơn mỏng, bền, chống thấm trơn trượt và hiệu quả. Hơn nữa lại đảm bảo tính thẩm mỹ cao trên bề mặt thi công.Độ dày của bề mặt sơn hệ lăn thường là khoảng 0,2-0,5 mm. Loại sơn này thích hợp này để bảo vệ và trang trí bề mặt bê tông của một số bề mặt sàn như mặt sàn xưởng, mặt sàn tầng hầm.
Sơn Epoxy hệ lăn gồm những loại nào?
Sơn Epoxy dung môi gốc dầu
Loại sơn này sử dụng dung môi gốc dầu để pha loãng sơn. Từ đó, dễ dàng phủ một lớp sơn mỏng lên các loại bề mặt.
Ban đầu loại sơn này được thiết kế để bảo vệ các loại sắt thép. Sau đó được sử dụng rộng hơn trên các kết cấu bê tông. Giờ đây sơn Epoxy dung môi gốc dầu đã được điều chỉnh phù hợp hơn để làm sơn nền.
Sơn Epoxy không dung môi
Là dòng sơn cao cấp, vì không chứa dung môi nên rất an toàn cho sức khỏe con người.
Do vậy, loại sơn này rất thích hợp sử dụng cho các không gian như: Phòng thí nghiệm, xưởng chế biến thực phẩm, dược phẩm,…
Sơn Epoxy dung môi gốc nước
Là loại sơn 2 thành phần, là sản phẩm chuyên dụng để sơn phủ lên các loại bề mặt hợp kim, kim loại, bê tông nhằm mục đích bảo vệ và gia cố cho bề mặt.
Dòng sơn này có nhiều đặc tính ưu việt nên được nhiều nhà thầu lựa chọn cho các công trình xây dựng hiện đại.
Ưu điểm sơn Epoxy hệ lăn
Sơn Epoxy hệ lăn có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Bảng màu đa dạng, nhà thầu có thể dễ dàng lựa chọn màu để tạo nên một không gian hài hòa, hoàn chỉnh.
- Dễ thi công nên giúp nhà thầu rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm hiệu quả chi phí nhân lực.
- Sơn có khả năng kết dính tốt trên hầu hết các bề mặt thi công.
- Lớp sơn mỏng nên thời gian khô nhanh. Nhà thầu có thể phủ tiếp các lớp nhựa Epoxy sau 24 giờ.
- Đảm bảo an toàn với sức khỏe công nhân thi công và người sử dụng.
- Có khả năng chống trơn trượt cao.
- Khả năng chịu nhiệt, khả năng kháng nước và kháng dầu mỡ tốt.
- Giúp kháng hóa chất phổ thông an toàn, hỗ trợ chống mài mòn hiệu quả.
- Khả năng chống bám bụi bẩn tốt nên rất dễ dàng làm sạch. Đảm bảo tính vệ sinh và tính thẩm mỹ cao cho công trình.
- Giá thành thấp so với các loại sơn cùng chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà thầu và chủ đầu tư.
Nhược điểm sơn Epoxy hệ lăn
Bản chất của dòng sơn này là chỉ tạo nên một lớp màng sơn mỏng trên bề mặt thi công, khoảng 0,2 – 0,5mm nên sẽ có một số nhược điểm như:
- Độ bằng phẳng phụ thuộc vào chất lượng của bề mặt thi công và tay nghề của người thợ sơn.
- Với các dòng sơn gốc dung môi dầu sẽ có mùi khó chịu, có tác động đến sức khỏe của người thi công. Do đó cần đảm bảo trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động trong quá trình thi công.
- Khả năng bền màu kém dưới tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời. Do vậy, sơn Epoxy thường được khuyến khích sử dụng trong nhà.
- Khả năng chịu tải trọng thấp.
Quy trình thi công sơn Epoxy hệ lăn
Sơn Epoxy gồm 2 thành phần A(sơn gốc) và B(chất đóng rắn) nên quy trình thi công sơn được tiến hành như sau:
Công đoạn 1: Xử lý bề mặt
Trong công đoạn này bao gồm các hoạt động làm nhẵn, sạch bề mặt.
Yêu cầu môi trường tiêu chuẩn với độ ẩm <5% và bê tông phải đạt từ 15 đến 28 ngày tuổi.
Lưu ý: nhà thầu cần lưu ý đến việc xử lý chống thấm bề mặt sàn trước khi tiến hành sơn (nếu cần).
Công đoạn 2: Sơn lót
Sử dụng sơn lót Epoxy nhằm gia tăng kết nối giữa bề mặt sàn các lớp sơn Epoxy kế tiếp
Lưu ý: Chờ khoảng 4 giờ để lớp sơn khô trước khi chuyển qua công đoạn tiếp theo.
Công đoạn 3: Lăn lớp sơn chính lần 1
Lăn sơn phủ Epoxy lần thứ nhất.
Lưu ý: Chờ khoảng 4 giờ để lớp sơn khô trước khi chuyển qua công đoạn tiếp theo.
Công đoạn 4: Lăn lớp sơn chính lần 2
Lăn sơn phủ Epoxy lần thứ hai để hoàn thiện.